Hỏi đáp 24h
  • Họ và tên : NGUYỄN VĂN QUANG - SN 1973 - hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn Q1. Thời gian gần đây tôi hay có biểu hiện thường xuyên đau tại khớp ngón chân cái vào buổi tối nhưng không sưng đỏ, chỉ đau như kim chích, lấy tay nhấn mạnh thì không thấy đau, hay mệt mỏi vào các buổi chiều, các khớp gối và vai thỉnh thoảng cũng thấy đau nhưng không thấy sưng đỏ, tôi chơi thể thao hàng ngày. Vậy xin hỏi BS tư vấn cho tôi biết những triệu chứng trên là tôi bị bệnh gì? Có phải bệnh gout không và các giải pháp chữa trị? Xin chân thành cảm ơn.

    NGUYỄN VĂN QUANG
    ( 10:45 / 05.06.2012 )

    Chào anh !

    Bệnh gout  hay viêm khớp do gout, là một dạng viêm khớp được đặc trưng bởi cơn đau khớp dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp. Gout là một bệnh khớp phổ biến ở đàn ông trung niên, do khớp bị lắng đọng các tinh thể muối urate trong ổ khớp và các tổ chức quanh khớp. Dù gặp ở đàn ông nhiều hơn, nhưng phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể bị bệnh này. Rất may, bệnh gút có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng. Hơn nữa, gout là một bệnh có thể được dự phòng
    Triệu chứng biểu hiện
    Gout hầu như luôn biểu hiện cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường là vào lúc nửa đêm và không có dấu hiệu gì báo trước. Các triệu chứng thường gặp là:
    Đau khớp dữ dội. Thường xảy ra ở khớp ngón chân cái nhưng các khớp khác cũng có thể bị là khớp bàn chân, cổ chân, bàn tay và cổ tay. Nếu không được điều trị, đau có thể kéo dài 5 - 10 ngày rồi tự mất đi. Khó chịu lui dần trong 1 - 2 tuần, khớp trở lại bình thường.
    Viêm và đỏ khớp. Khớp bị ảnh hưởng bị sưng đỏ, đau khi sờ vào.
    Yếu tố nguy cơ
    Bệnh gout dường như dễ xảy ra ở những người có nồng độ acid uric tăng. Một số yếu tố có thể làm tăng nồng độ acid uric là:
    Lối sống. Ăn nhiều chất đạm động vật (đặc biệt là tôm, cua) cùng với uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút.
    Một số bệnh. Có thể gia tăng nguy cơ bị bệnh gút khi mắc một số bệnh nội khoa như: tăng huyết áp không được điều trị, đái tháo đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch.
    Một số thuốc. Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout là thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (thường được sử dụng điều trị tăng huyết áp) và dùng aspirin liều thấp kéo dài. Các thuốc khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị gout là: pyrazinamide (dùng trong điều trị bệnh lao), cyclosporine (được sử dụng ở những người được ghép tạng với mục đích chống thải ghép), một số thuốc điều trị ung thư.
    Điều trị bệnh gout
    Với cơn đau cấp tính. Sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi cho khớp bị đau. Có 3 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị gout cấp tính là: các loại thuốc kháng viêm như colchicine và các thuốc kháng viêm không steroid như indomethacin, thuốc làm giảm acid uric máu và các thuốc corticosteroid (uống hoặc chích thẳng vào khớp).
    Với những bệnh nhân bị tăng acid uric trong máu. Bệnh nhân cần theo một chế độ ăn đặc biệt. Thêm vào đó, bệnh nhân cần sử dụng một số thuốc làm giảm acid uric máu (như allopurinol, sulphinpyrazone và probenecid) cho đến khi nồng độ acid uric máu trở về bình thường. Trong thời gian uống thuốc làm giảm acid uric máu, bệnh nhân cần uống nhiều nước để giúp thải acid uric qua đường tiểu được dễ dàng hơn.
    Phẫu thuật. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng trong điều trị gout. Thi thoảng, dùng phẫu thuật để lấy đi tophi bị nhiễm trùng hay tophi ảnh hưởng vào cử động khớp. Một số trường hợp khớp bị biến dạng do gout phẫu thuật giúp cho khớp cải thiện chức năng và cử động của khớp.

    Về đông y có Hoàng thống phong nguồn gốc thảo dược an toàn và rất hiệu quả trong điều trị lâu dài

    Trong trường hợp của anh triệu chứng chưa rõ ràng anh nên đi khám để biết được chính xác bệnh và có hướng điều trị đúng

    Chúc anh sức khỏe.

Câu hỏi cùng nhóm bệnh

Số lượng người truy cập

12236250