Vảy nến da đầu là tình trạng tổn thương da đầu khá phổ biến, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý, sinh hoạt của người mắc. Vậy người bị vảy nến da đầu cần lưu ý những gì để cải thiện triệu chứng của bệnh hiệu quả, an toàn? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc như trên thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vảy nến da đầu là bệnh gì?
Vảy nến là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi các tổn thương màu đỏ, ngứa, khó chịu, bên trên là các tế bào da chết tích tụ lại thành những đám vảy trắng, khi bong ra từng mảng như sáp nến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến da trên toàn cơ thể. Mặc dù vảy nến thường phát triển ở khuỷu tay, đầu gối,… nhưng có đến khoảng 50% người bệnh sẽ phát triển các tổn thương trên da đầu, đây là vị trí xuất hiện đầu tiên và hay gặp nhất.
Bệnh vảy nến da đầu có mức độ tiến triển từ nhẹ đến nặng và tổn thương thường vượt ra ngoài đường chân tóc, ảnh hưởng đến trán, cổ và tai. Những mảng bám này bị bong ra, dẫn đến các vảy da giống như gàu. Các triệu chứng vảy nến da đầu thường rất dễ nhìn thấy, đặc biệt là nếu nó vượt ra ngoài đường chân tóc và bong ra trên quần áo.
Dấu hiệu vảy nến da đầu
Tuy nhiên, bệnh vảy nến da đầu thường bị nhầm lẫn với gàu và nấm da đầu, gây khó khăn trong việc nhận biết cũng như điều trị. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết bệnh lý này:
- Trên da đầu có những mảng đỏ kích thước khác nhau nhưng thường cố định và không lan rộng. Ở vị trí tổn thương, da thường bị sưng, gồ cao và có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Da đầu thường bị khô, xuất hiện lớp vảy trắng, xếp thành nhiều lớp và dễ bong tróc.
- Da đầu luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,… Khi gãi dễ gây bong tróc, chảy máu và làm cho các tổn thương lan rộng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây vảy nến da đầu
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến da đầu chưa được tìm ra chính xác nhưng các nhà khoa học cho rằng, vảy nến da đầu xuất hiện khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Từ đó, cơ thể nhận nhầm tế bào da là những “vật thể ngoại lai” và tấn công, phá hủy chúng. Điều này khiến các tế bào da chết quá nhanh, tích tụ lại và hình thành những tổn thương.
Ngoài ra, một số yếu tố làm bùng phát bệnh vảy nến da đầu bao gồm:
- Di truyền: Những người có thành viên gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bị vảy nến da đầu cao hơn bình thường.
- Bị nhiễm trùng, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn.
- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ mắc vảy nến da đầu.
- Căng thẳng kéo dài có thể làm nặng thêm các triệu chứng hoặc kích hoạt bệnh khởi phát.
Căng thẳng kéo dài làm nặng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu
>>>XEM THÊM: Bật mí cách thoát khỏi vảy nến nhờ chế độ ăn uống
Bị vảy nến da đầu cần lưu ý những gì?
Để cải thiện nhanh bệnh vảy nến da đầu, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bạn cũng cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Điều này vừa giúp rút ngắn thời gian điều trị, vừa nâng cao sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, người mắc vảy nến da đầu cần:
- Dưỡng ẩm da đầu đúng cách: Chính tình trạng khô nứt ở những vùng tổn thương lại càng khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy tìm loại kem dưỡng phù hợp và tránh những sản phẩm có hương liệu hóa học vì rất dễ gây kích ứng làn da.
Người bị vảy nến da đầu nên thường xuyên dưỡng ẩm
- Chọn loại dầu gội đặc trị: Đây là cách khá đơn giản giúp làm dịu da đầu, đồng thời cải thiện tình trạng bong tróc vảy hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn những chế phẩm chứa: Acid salicylic, dẫn chất nhựa than, clobetasol propionate,... có khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm giảm sự phát triển quá mức của các tế bào da. Tuy nhiên, mỗi thành phần lại có những tác dụng phụ khác nhau nên bạn cần tuân thủ đúng chỉ định khi sử dụng.
- Dinh dưỡng hợp lý: Trong thực phẩm hàng ngày chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt rất nhiều dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm, nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Chẳng hạn như vitamin A, D, E, C, omega-3,... từ sò, nấm, đu đủ, bông cải xanh, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt,... Tích cực bổ sung những thực phẩm trên trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bệnh vảy nến da đầu được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, đừng quên uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da từ bên trong nên rất có ích cho việc điều trị bệnh.
Người bị vảy nến da đầu nên tăng cường bổ sung các loại vitamin
- Tập luyện thường xuyên: Phương pháp này vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng lại tăng cường sức khỏe toàn diện, từ đó sẽ khắc phục tình trạng vảy nến da đầu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn có thể kết hợp nhiều bộ môn như: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền,...
Những điều cần tránh khi bị vảy nến ở đầu:
- Tránh cào gãi nhiều gây trầy xước da, dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát.
- Không nên tắm, gội bằng nước quá nóng vì sẽ làm da mất nước, khô nứt nhiều hơn.
- Hạn chế ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, cay nóng, hay những thực phẩm dễ gây kích ứng cơ thể như: Tôm, cua, nhộng tằm,... Rượu, bia, cà phê, thuốc lá cũng là tác nhân có thể kích hoạt bệnh vảy nến nên cần tránh xa.
>>> Xem thêm: Các loại thuốc bôi cho người bị vảy nến da đầu
Sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược trong uống - ngoài bôi giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả
Các phương pháp chữa vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng hiện nay vẫn chỉ mới cải thiện được triệu chứng như tróc vảy, ngứa ngáy (mục tiêu trước mắt) chứ chưa tác động được vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh do đó chưa đáp ứng được mục tiêu lâu dài (phòng ngừa biến chứng, nâng cao hệ miễn dịch). :Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp tây y lại gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì điều này nên các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, rất an toàn với cơ thể. Sản phẩm có tác dụng rất tốt với những người mắc bệnh vảy nến da đầu.
Các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi da chứa chitosan kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Phá cố chỉ, lá sòi, ba chạc,... giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy khi bị vảy nến hiệu quả.
Bài viết đã cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh vảy nến da đầu cũng như phương pháp cải thiện hiệu quả. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược trong uống ngoài bôi viên uống chứa sói rừng và kem bôi da chứa chitosan đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến da đầu hiệu quả, bạn nhé!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq – Bộ sản phẩm cho người bị vảy nến Người bị vảy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và kem thảo dược Explaq. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vảy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua,… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vảy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Website: https://kimmienkhang.co/, https://explaq.vn/ Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 024.3775.7066 hoặc 028.3977.0707, Zalo/viber: 0812.494.704 để được tư vấn sớm nhất. Hiện KIM MIỄN KHANG và EXPLAQ đang có chương trình mua 6 tặng 1 qua hình thức tích điểm. Tương ứng với mua 6 hộp Kim Miễn Khang, bạn tiết kiệm được 160.000đ, còn mua 6 hộp Explaq, bạn tiết kiệm được 215.000đ. Bạn lưu ý chỉ mua hàng khi còn đủ tem. Bên cạnh đó, để tự tin khẳng định chất lượng, hiệu quả sản phẩm, nhãn hàng Kim Miễn Khang & Explaq cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả! Chi tiết liên hệ 024.7302.9996. Hãy nhanh tay đăng kí để tham gia chương trình nhé! *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh! |
Huy Hải