Thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ não trong tháng 6 và tháng 7 thường cao hơn so với các thời điểm khác trong năm, đặc biệt là người cao tuổi. Để nâng cao kiến thức phòng ngừa đột quỵ não cho bệnh nhân đái tháo đường, câu lạc bộ đái tháo đường bệnh viện nội tiết Trung ương (Hà Nội) đã tổ chức chương trình tư vấn với chủ đề “Biện pháp phòng ngừa đột quỵ não vào mùa hè” cho các hội viên vào chiều ngày 9/7/2014 vừa qua với sự tham gia của 72 hội viên.
Nhằm mang tới những kiến thức đầy đủ nhất về biến chứng đột quỵ não ở bệnh nhân đái tháo đường cho hội viên, ban chấp hành câu lạc bộ đã mời dược sĩ Vũ Phương Thảo đến để trao đổi, cung cấp các thông tin về đột quỵ não cũng như chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.
Mở đầu chương trình, dược sĩ Thảo đã lắng nghe những băn khoăn, lo lắng của hội viên về một số vấn đề sức khỏe gặp phải. Trong đó, bác Vân (Đống Đa, Hà Nội) có chia sẻ: “Tôi năm nay 64 tuổi, bị đái tháo đường tuýp 2 đã gần 2 năm. Tôi vẫn duy trì dùng thuốc điều trị đái tháo đường và thực hiện chế độ sinh hoạt thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài khiến tôi thường xuyên mệt mỏi, có lúc bị đau đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân,… Tôi rất lo lắng không biết đó có phải là dấu hiệu của đột quỵ não không?”.
Dược sĩ Thảo lắng nghe những băn khoăn và giải đáp các câu hỏi của hội viên tại chương trình.
Về câu hỏi mà bác Vân đặt ra, dược sĩ Thảo cho biết: Ở người cao tuổi, sức đề kháng và chức năng các cơ quan của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh đã giảm sút đáng kể. Nắng nóng vào mùa hè khiến người cao tuổi dễ bị mất nước và chất điện giải, chức năng điều phối của hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng, khiến lượng máu nuôi não và nhiều cơ quan không đủ. Trời càng nắng nóng, càng dễ gây ra đột quỵ, nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Nếu nhiệt độ ngoài trời từ 35 - 36oC ít khi gây ra đột quỵ mà chỉ gây ra say nắng và say nóng. Nhưng khi nhiệt độ ngoài trời từ 39 - 40 oC trở lên thì rất dễ gây đột quỵ não ở người cao tuổi. Hơn nữa, đối với những người cao tuổi mắc các bệnh nguy cơ gây đột quỵ não như đái tháo đường thì khả năng bị đột quỵ lại càng tăng cao.
Thông thường, chúng ta có thể nhận biết đột quỵ não qua một số dấu hiệu như: mất thăng bằng, khó khăn trong việc hiểu và diễn đạt bằng lời nói, đau đầu dữ dội (không rõ nguyên nhân); liệt tay, chân (thường xảy ra nửa người),... Đối với trường hợp của bác Vân, bác nên đến bệnh viện khám và làm các xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác cũng như có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, dược sĩ Thảo cũng lưu ý: Khi thấy những biểu hiện của đột quỵ não, người bệnh cần được theo dõi để có thể cấp cứu kịp thời nhằm tránh những di chứng nặng nề hoặc tử vong. Nhiều trường hợp sống sót nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hòa nhập cuộc sống bình thường.
Bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường, hiện nay, phương pháp đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân áp dụng hiện nay là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Nattospes. Sản phẩm có thành phần chính là enzym nattokinase - được chiết xuất từ đậu tương lên men giúp làm giảm độ nhớt, độ dính của máu, phòng ngừa và phá cục máu đông – tác nhân chính gây đột quỵ não. Nattospes có tác dụng phòng ngừa đột quỵ não (đặc biệt là ở người cao tuổi vào mùa hè) và hỗ trợ điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi sau cơn đột quỵ, ngăn chặn tái phát.
Nhờ có Nattospes, bà Hòa đã đẩy lùi bệnh đột quỵ
Nattospes đã mang lại tin vui cho nhiều bệnh nhân đột quỵ não, tiêu biểu như trường hợp của bác Nguyễn Thúy Hòa (TP Hồ Chí Minh). Sau 1 lần bị đột quỵ não vào tháng 9/2009, bác Hòa đã phải chịu di chứng rất nặng nề: miệng méo, nửa người bị liệt, mọi sinh hoạt đều nhờ các con trợ giúp. Bác kiên trì uống thuốc theo đơn bác sĩ kê bao gồm thuốc tây và Nattospes kết hợp tập vật lý trị liệu. Sau 6 tháng thì tình trạng bệnh của bác được cải thiện: hết méo miệng, đi lại được. Hiện tại, bác thấy mình khỏe khoắn, quan trọng nhất là yên tâm, lạc quan không còn lo tái phát đột quỵ.
Kết thúc chương trình, đại diện ban chấp hành câu lạc bộ đã gửi lời cảm ơn tới dược sĩ Thảo và hy vọng những chương trình tư vấn sức khỏe như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức cho hội viên cũng như đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe của câu lạc bộ.