Để nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho giáo viên giảng dạy tại trường, ban giám hiệu trường trung học cơ sở Bạch Đằng (quận 3, TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe với chủ đề “Phòng ngừa mệt mỏi mạn tính do suy nhược thần kinh” cho các thầy cô vào 7g30 sáng ngày 2/8/2014 vừa qua.
Tham gia chương trình, có đại diện ban giám hiệu trường THCS Bạch Đằng, dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú và 70 giáo viên đang giảng dạy tại trường.
Mở đầu buổi tư vấn, dược sĩ Tú đã lắng nghe những câu hỏi, băn khoăn của các thầy cô về tình trạng căng thẳng, suy nhược thần kinh thường gặp. Trong đó, chị Ngọc Sương có chia sẻ: “Tôi năm nay 27 tuổi, thường mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, hồi hộp và lo lắng. Tôi đi khám sức khỏe thì bác sĩ cho biết bị suy nhược thần kinh nên càng lo lắng hơn…”. Đối với trường hợp của chị Sương, dược sĩ Tú cho biết: Ở người trẻ tuổi như chị, nếu những triệu chứng nêu trên kéo dài sẽ gây tình trạng mệt mỏi kinh niên, làm việc và học tập kém hiệu quả. Chị nên cân đối lại thời gian của mình, sống lành mạnh, tham gia các hoạt động thể thao, không sử dụng chất kích thích...
Dược sĩ Tú tư vấn cách phòng ngừa mệt mỏi mạn tính do suy nhược thần kinh cho các thầy cô.
Về tình trạng mệt mỏi thường gặp do suy nhược thần kinh, dược sĩ phân tích thêm: Bình thường, khi mệt mỏi, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục. Nhưng mệt mỏi do suy nhược thần kinh khó xác định được nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi thể lực, đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, suy nghĩ tạp loạn. Khi tình trạng mệt mỏi diễn biến quá lâu mà không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành mạn tính.
Tình trạng mệt mỏi do suy nhược thần kinh tiến triển từ từ, đến khi bệnh nặng sẽ có cảm giác như bất lực hoàn toàn, tâm lý chán nản vô cùng. Đi kèm theo là những triệu chứng như: đau đầu, đau mỏi các cơ bắp, cơ thể yếu ớt, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, khó tập trung tinh thần, trí nhớ suy giảm… Tình trạng này tác động tiêu cực đến học hành, làm việc, hoạt động vui chơi giải trí, gây ra các bệnh về thể chất và tâm lý có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Về phòng ngừa và điều trị suy nhược thần kinh, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng, kết hợp với việc duy trì sinh hoạt hợp lý.
Buổi tư vấn thu hút sự quan tâm của đông đảo thầy cô giáo.
Bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường của Tây y, hiện nay, y học cổ truyền đã sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) - cây thuốc quý giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ. Ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ, tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Sản phẩm Kim Thần Khang giúp an thần kinh, cải thiện triệu chứng của suy nhược thần kinh như: mệt mỏi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực,…; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Tại Hội thảo khoa học “Cập nhật chẩn đoán và xử trí suy nhược thần kinh”, các giáo sư, bác sĩ đánh giá sản phẩm này có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi mạn tính, kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...
Kết thúc chương trình tư vấn, các thầy cô không chỉ nâng cao kiến thức về suy nhược thần kinh mà còn biết cách phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân để không bị ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Ban giám hiệu nhà trường hy vọng những chương trình hữu ích như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức nhằm đầy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe giáo viên tại trường.
M.T