Hội người cao tuổi phường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội): Người cao tuổi và nỗi lo mất ngủ do suy nhược thần kinh

Cập nhật lúc 15:13 / 30.09.2014

Chiều ngày 26/9/2014, hội người cao tuổi phường Quán Thánh đã tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe dành cho hội viên với chủ đề “Phòng ngừa mất ngủ do suy nhược thần kinh ở người cao tuổi”. Chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo hội viên.

Tại chương trình, ban chấp hành hội đã mời dược sĩ Vũ Phương Thảo tới để cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh suy nhược thần kinh và đặc biệt là tình trạng mất ngủ do suy nhược thần kinh thường gặp ở người già.

Mở đầu buổi tư vấn, dược sĩ Thảo cho biết: Đối với mỗi người, giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong khi ngủ, người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn, do đó sẽ giảm các vận động cũng như phản ứng đối với kích thích bên ngoài. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày (dao động từ 4-11 tiếng).

Dược sĩ Thảo tư vấn tại chương trình.

Một số biểu hiện của hiện tượng mất ngủ bao gồm: khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Còn khi mất ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm sức tập trung chú ý. Đặc biệt, dù mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,… Ước tính khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mạn tính có liên quan đến bệnh lý tâm thần, điển hình là suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược. Để điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh, người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…

Chia sẻ tại chương trình, bác Hoàng Thái (Ba Đình, Hà Nội) có hỏi: “Tôi năm nay 60 tuổi, thường bị căng thẳng, mất ngủ, người mệt mỏi, kèm theo biểu hiện giảm trí nhớ do suy nhược thần kinh. Tôi đã đi khám và được bác sĩ khuyên dùng Kim Thần Khang. Sau 2 tháng uống sản phẩm này, tinh thần của tôi phấn chấn hơn nhiều, ngủ ngon giấc. Tôi rất băn khoăn không biết uống Kim Thần Khang lâu dài thì có tác dụng phụ không?”

Ảnh minh họa.

Để giải đáp câu hỏi của bác Thái, dược sĩ Thảo chia sẻ: Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân suy nhược thần kinh áp dụng trong điều trị là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, hiệu quả bền vững mà thực phẩm chức năng Kim Thần Khang mà bác đang dùng là đi đầu cho dòng sản phẩm này. Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) một vị thuốc an thần kinh, giải trầm uất giúp tinh thần vui vẻ, hoan hỉ (do đó có tên gọi là hợp hoan) “happy tree”, tăng cường lưu thông máu, phối hợp cùng các dược liệu thiên nhiên khác giúp dưỡng tâm, hành khí, giải uất, phá ứ, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy nhược thần kinh. Kim Thần Khang góp phần cải thiện triệu chứng trầm cảm, đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực do suy nhược thần kinh, giúp người bệnh có một tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.  Do đó, đối với trường hợp của bác Thái thì bác nên dùng Kim Thần Khang với liều 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút và dùng theo từng đợt, liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất. Đồng thời, bác cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và sinh hoạt khoa học, có thể tham gia các câu lạc bộ ở địa phương để tinh thần thoải mái hơn, góp phần cải thiện tình trạng bệnh.

Kết thúc buổi tư vấn, nhiều câu hỏi của hội viên đã được các chuyên gia giải đáp tỉ mỉ. Qua đó, mỗi người sẽ tự đúc rút được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, phòng ngừa, điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả.

L.U

 

 

 

Nguyễn Thị Hà Anh

Số lượng người truy cập

12138747