Với mục đích nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe hội viên, sáng ngày 20/3/2015 vừa qua, hội người cao tuổi phường Giảng Võ (Hà Nội) đã tổ chức chương trình tư vấn miễn phí với chủ đề “Phòng ngừa chứng lãng tai ở người cao tuổi”. Buổi tư vấn đã thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên.
Tham gia buổi tư vấn, có dược sĩ Vũ Phương Thảo cùng đại diện ban chấp hành hội người cao tuổi phường Giảng Võ và 72 hội viên.
Mở đầu chương trình, dược sĩ đã lắng nghe các thắc mắc của hội viên về chứng lãng tai thường gặp ở người cao tuổi. Trong đó, bác Hoàng (Giảng Võ) có hỏi: “Tôi (65 tuổi) mắc chứng lãng tai, nghe kém đã 3 năm và phải sử dụng máy trợ thính. Xin hỏi, nguyên nhân gây chứng bệnh này và làm sao cải thiện tình trạng nghe kém?”.
Đồng cảm với những lo lắng của bác Hoàng về chứng bệnh lãng tai của mình, dược sĩ Thảo cho biết: Lãng tai là sự giảm hoặc mất cảm giác ở cơ quan thính giác, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi bước vào tuổi 50, màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương nằm trong tai giữa bị canxi hóa, trở nên xốp, khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm. Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực và không thể phục hồi.
Người già thường gặp khó khăn trong giao tiếp do thính lực bị suy giảm. Theo thống kê của nhiều viện lão khoa trên thế giới, khoảng 30-50% số người trên 65 tuổi bị giảm sức nghe tới mức ảnh hưởng xấu đến giao tiếp và chất lượng sống.
Đông đảo hội viên tham gia buổi tư vấn.
Đối với câu hỏi về biện pháp cải thiện chứng lãng tai ở người cao tuổi, dược sĩ Thảo chia sẻ: Trong điều trị, các bác sĩ có thể dùng corticoid tiêm xuyên nhĩ cho người mới bị suy giảm thính lực. Trong trường hợp lão thính đã kéo dài, sử dụng máy trợ thính vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, để lựa chọn một máy trợ thính thích hợp, bệnh nhân cần được khám kỹ, thực hiện nhiều thử nghiệm đo sức nghe. Ngoài ra, việc vệ sinh và sử dụng những công cụ máy móc phức tạp vẫn khiến người cao tuổi cảm thấy phiền toái. Nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể chọn phương pháp phẫu thuật. Tuy vậy, chứng lãng tai liên quan tới cả bộ máy thính giác và với người cao tuổi, việc đụng dao kéo cũng không hề dễ dàng.
Hiện nay, bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường, xu hướng đang được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài. Tiêu biểu cho xu hướng này và được khẳng định qua hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Kim Thính. Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, chữa điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai, rất tiện dụng và hiệu quả cho các trường hợp ù tai, suy giảm thính lực, phòng ngừa chứng lãng tai, nghe kém ở người cao tuổi; giúp bảo vệ đôi tai cho người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục… mà không gây tác dụng phụ.
Năm 2014, Kim Thính đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
Nhờ dùng Kim Thính mà ông Phi đã cải thiện khả năng nghe,
tự tin trong giao tiếp với mọi người.
Tuy là sản phẩm mới nhưng rất nhiều người đã sử dụng Kim Thính hiệu quả, điển hình như ông Hoàng Văn Phi (sinh năm 1946, Hưng Yên). Ông thường xuyên nghe thấy tiếng ù trong tai, nói chuyện với ai đều phải hỏi lại dù họ đã nói to; chỉnh âm lượng gần hết cỡ khi xem tivi,... Tuy nhiên, sau 2 tháng dùng Kim Thính, ông không còn nghe thấy tiếng ù trong tai, cải thiện sức nghe: “Sau 4 tháng sử dụng Kim Thính, tôi thấy tình trạng nặng tai đã đỡ khoảng 80%, tinh thần thoải mái, phấn chấn hẳn lên” – ông cho biết.
Kết thúc chương trình, dược sĩ Thảo đã giải đáp mọi thắc mắc của hội viên và đưa ra lời khuyên về biện pháp giúp người cao tuổi bảo vệ thính lực bao gồm: thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường âm thanh quá lớn,... Qua chương trình, mỗi hội viên đã hiểu thêm về chứng bệnh lãng tai và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân để có thể vui sống với tuổi già.