Người bệnh gout nên uống nước gì để phòng ngừa cơn đau tái phát?

Cập nhật lúc 18:05 / 04.12.2020

Gout là tình trạng viêm khớp thường gặp gây triệu chứng sưng, đau dữ dội, khiến người bệnh bị hạn chế trong đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng với người đang bị bệnh gout. Vậy người bệnh gout nên uống nước gì để phòng ngừa cơn đau tái phát? Mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Nguyên nhân gây bệnh gout

Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric cao quá mức cho phép (trên 420 micromol/lít với nam và vượt ngưỡng 360 micromol/lít với nữ). Bình thường, lượng acid uric dư thừa sẽ được thận bài tiết khỏi cơ thể, khoảng 80% qua nước tiểu nhờ thận, 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.

Có một số nguyên nhân khiến chỉ số acid uric trong máu tăng cao như: Do chế độ ăn thiếu lành mạnh; Bị thừa cân, béo phì; Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa; Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài,…

 Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dễ gây bệnh gout

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dễ gây bệnh gout

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân gốc rễ gây bệnh gout là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa và chức năng thận suy giảm. Cụ thể:

- Rối loạn chuyển hóa: Khi bị rối loạn chuyển hóa, cụ thể là chuyển hóa đạm sẽ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều acid uric. Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm như: Thịt bò, hải sản, nội tạng động vật cũng là nguyên nhân khiến chỉ số acid uric trong máu tăng cao và gây ra triệu chứng của bệnh gout.

- Chức năng thận suy giảm: Thận là cơ quan bài tiết có nhiệm vụ đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric. Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến acid uric không được đào thải một cách hiệu quả mà tích tụ trong máu, lâu dần hình thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây ra cơn đau gout.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô hiệu quả tại nhà

Người bệnh gout nên uống nước gì?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, phòng ngừa cơn đau gout tái phát hiệu quả. Để kiểm soát bệnh gout, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng những loại nước uống dưới đây thường xuyên:

- Nước lọc: Nước lọc có khả năng pha loãng acid uric và bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Uống đủ nước giúp thận bài tiết acid uric dễ dàng hơn, làm nó ít có khả năng hình thành tinh thể lắng đọng tại khớp gây đau đớn.

 Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước lọc

Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước lọc

- Nước ép dứa: Nước dứa loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, vì nó chứa một loại enzyme gọi là bromelain. Loại nước ép này làm giảm đau và viêm khớp do tích tụ acid uric gây ra. Các enzyme có trong dứa hòa tan acid uric và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Uống nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh gout tốt hơn.

- Nước ép quả anh đào: Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012 đã xem xét 633 người tham gia bị bệnh gout sử dụng nước ép quả anh đào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, uống một cốc nước ép quả anh đào mỗi ngày có khả năng giảm 35% nguy cơ bị gout. Kết hợp quả anh đào cùng thuốc hạ acid uric máu có thể làm giảm acid uric, giảm nguy cơ bị gout tái phát lên tới 75%. Theo các chuyên gia, trong quả anh đào chứa anthocyanin – một hợp chất có đặc tính kháng viêm, giảm sưng phù nên rất có lợi cho người mắc gout.

- Nước ép táo: Nước ép táo giúp trung hòa acid uric trong cơ thể, làm giảm đau và viêm. Táo cũng chứa acid malic, có hiệu quả trong việc làm giảm mức acid uric trong cơ thể. Do đó, bạn nên uống một ly nước ép táo mỗi ngày để giảm bớt các triệu chứng của bệnh gout.

 Nước ép táo tốt cho người bị gout

Nước ép táo tốt cho người bị gout

- Nước chanh: Một cách tốt để hạn chế sự xuất hiện của acid uric là kiềm hóa cơ thể, và chanh sẽ giúp bạn làm được điều này. Trên thực tế, chanh có tác dụng thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat - một chất giúp trung hòa acid, từ đó làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có công dụng khử trùng, cho phép thanh lọc cơ thể, đào thải tất cả các yếu tố có hại ra ngoài, bao gồm cả acid uric. Để giảm acid uric máu, ngăn ngừa cơn đau gout tái phát, bạn nên uống nước chanh đều đặn mỗi ngày.

Xem thêm: Người bị bệnh gout kiêng gì và nên ăn những thực phẩm nào?

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Bên cạnh những loại nước uống tốt cho sức khỏe như trên, người bị gout cũng cần chú ý tới những thực phẩm ăn hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm người bị bệnh gout nên ăn:

- Sữa ít béo: Các loại sữa, sữa chua, phô mai ít béo đều phù hợp với người bị bệnh gout. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, uống sữa tách béo giúp giảm acid uric máu, phòng ngừa cơn đau gout tái phát rất hiệu quả.

 Sữa tách béo tốt cho người bị gout

Sữa tách béo tốt cho người bị gout

- Trái cây, rau củ: Người bệnh có thể ăn các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như: Nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là: Rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà....

- Vitamin C: Vitamin C giúp acid uric mau chóng được thải trừ ra khỏi cơ thể hơn, từ đó hỗ trợ điều trị gout. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, nho, dứa, dâu, cà chua, bơ.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc và tinh bột mà người bị gout có thể dùng như: Bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây, bắp rang, bột bắp. Đặc biệt ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, hạt kê, vừng đen,... làm giảm cholesterol và acid uric trong máu, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, người bị bệnh gout nên thêm các thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Xem thêm: Cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh

Cải thiện bệnh gout hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng với người mắc gout, tuy nhiên, nếu chỉ cải thiện bệnh bằng cách ăn uống thì sẽ ít mang tới hiệu quả cao, thậm chí việc ăn kiêng quá mức cũng khiến bạn có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy, để cải thiện bệnh gout và có thêm nhiều lựa chọn trong chế độ ăn uống, bạn cần tới một phương pháp toàn diện mang lại hiệu quả cao hơn.

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên mà tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả được nhiều người mắc bệnh gout tin tưởng lựa chọn và cho thấy hiệu quả tích cực. Ngoài trạch tả, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý khác giúp giảm đau, sưng viêm tại khớp như: Nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá… Sản phẩm mang đến tác dụng:

- Tăng đào thải acid uric: Nhờ có thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua. Một nghiên cứu tại Trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014 đã chứng minh, trong trạch tả chứa hoạt chất quý có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu, đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

 Trạch tả tốt cho người bị gout

Trạch tả tốt cho người bị gout

- Tăng cường chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, đặc biệt là acid uric. Các thảo dược như: Ba kích, nhàu, hoàng bá trong sản phẩm mang đến tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Sản phẩm giúp tác động đến nguyên nhân sâu xa hình thành bệnh gout, đó là do chức năng thận suy giảm.

- Giảm triệu chứng của bệnh gout: Không chỉ có tác dụng giảm acid uric máu, sản phẩm còn giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau ở người bị bệnh gout rất hiệu quả nhờ các thảo dược có công dụng giảm đau xương khớp, hạ sốt như: Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá.

Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy, có gần 90% người bị gout có chỉ số acid uric máu bình thường, cơn đau gout không tái phát trong thời gian sử dụng sản phẩm. Không chỉ có vậy, sản phẩm này cũng được giới thiệu tại các hội thảo khoa học, giới chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, nhận nhiều giải thưởng do các tổ chức uy tín trao tặng, đặc biệt là đã có hàng triệu người bị bệnh gout đã sử dụng sản phẩm nhận thấy hiệu quả tích cực. Đây chính là những lý do bạn nên sử dụng sản phẩm ngay hôm nay để giảm acid uric máu, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Để phòng ngừa bệnh gout tái phát, bạn hãy tăng cường bổ sung các loại nước uống và thực phẩm trên vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt, đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả mỗi ngày, bạn nhé!

Hoàng Hải

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong – Hỗ trợ cho những người bị gout 

THÀNH PHẦN:

Cao trạch tả: ............70mg (tương đương 315 mg dược liệu)

Cao ba kích:...........85mg (tương đương 470 mg dược liệu)

Cao nhàu:...........85mg (tương đương 325 mg dược liệu)

Cao nhọ nồi:.......... 75mg (tương đương 485 mg dược liệu)

Cao thổ phục linh: ..........75mg (tương đương 360 mg dược liệu)

Cao hạ khô thảo:.........65mg (tương đương 340mg dược liệu)

Cao hoàng bá:..............55mg (tương đương 360 mg dược liệu)

CÔNG DỤNG:

- Hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thận, giúp giảm nồng độ acid máu, giảm các triệu chứng đau do gout.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Dùng cho người mắc bệnh gout cấp, mạn tính, acid uric máu cao.

BẢO QUẢN:

Nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.

Số GPQC: 02493/2019/ATTP-XNQC

Số XNCB: 11752/2019/ĐKSP

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

 

Đỗ Ngọc

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12127475